Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Những lái tàu đi vào vùng dịch

"Ngày mai tàu liên vận sẽ nối lại chuyến, những ai đi sẽ phải chạy liên tục trong 14 ngày rồi lại về cách ly thêm 14 ngày nữa", lãnh đạo Chi nhánh khai thác đường sắt Lào Cai nói trong buổi họp khẩn sáng 7/2.

Lúc này có gần hai mươi người trong phòng họp, chuẩn bị cho việc vận hành trở lại đoàn tàu liên vận ga Lào Cai – Sơn Yêu (Trung Quốc) sau 5 ngày gián đoạn vì Covid – 19.

"Tôi già nhất, xin đi trước. Nếu tình hình ổn không có vấn đề gì thì các anh em cứ yên tâm đi những chuyến sau", trưởng tàu Đỗ Quang Trung, 51 tuổi phát biểu đầu tiên. Tiếp đến, anh Nguyễn Văn Hải, giao tiếp kỹ thuật toa xe cũng xin gia nhập kíp đầu tiên. Cuộc họp cùng lúc diễn ra bên Xí nghiệp đầu máy Yên Viên có hai người xung phong lên tàu, gồm lái chính Lê Hùng Cường (30 tuổi) và lái phụ Khổng Minh (28 tuổi).

Bốn người đầu tiên theo tàu liên vận chuyển hàng, đi đầu là trưởng tàu Đỗ Quang Trung. Ảnh: Giang Huy.

Bốn người đầu tiên theo tàu liên vận chuyển hàng, đi đầu là trưởng tàu Đỗ Quang Trung. Ảnh: Giang Huy.

Bốn người sẽ đảm nhận mọi thủ tục thông quan hàng hoá của tàu xuất cảnh lẫn tàu nhập cảnh. Bên kia biên giới, nhân viên đường sắt Trung Quốc vẫn làm việc, song không hộ tống tàu hàng sang Việt Nam vì hạn chế qua lại biên giới. Trước khi có dịch, mỗi ngày 8 cặp tàu hàng liên vận chạy 16 chuyến, chủ yếu vận chuyển hàng hoá tiếp cảnh từ cảng Hải Phòng xuất sang Trung Quốc và ngược lại. Nay giảm xuống còn 4 chuyến trong ngày.

Tối đó, bên mâm cơm bốn người, ông Trung nói với vợ con rằng mình sẽ vắng nhà một tháng. Cô con gái đầu giãy nãy khi nghe bố theo tàu qua biên giới. "Thiếu gì người mà lớn tuổi nhất như bố lại phải đi", cô nói. "Đằng nào cũng sẽ đi, đi trước còn hơn đi sau. Bố già nhất trong khối trưởng tàu nên càng phải đi trước cho làng nước đi sau", ông đáp lời con.

Những ngày tàu nghỉ chạy, ông buồn chân buồn tay mỗi buổi lên ban. Ông không chịu được sự yên ắng ở nhà ga, thèm nghe tiếng còi tàu, tiếng bánh xe mài xuống đường ray lúc tàu chuẩn bị vào sân ga. Sáng hôm sau, ông Trung xách balo đi làm với lời dặn dò của vợ "anh làm gì cũng nhớ đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên".

Mỗi ngày, họ hộ tống bốn chuyến tàu hàng đi về giữa biên giới Việt - Trung. Ảnh: Giang Huy.

Mỗi ngày, họ hộ tống bốn chuyến tàu hàng đi về giữa biên giới Việt - Trung. Ảnh: Giang Huy.

11h trưa 8/2, tàu hàng liên vận chạy trở lại chuyến đầu tiên. Đoàn tàu có chiếc đầu máy màu xanh lá kéo hơn chục toa hàng chầm chậm vượt qua biên giới, hướng về nhà ga Sơn Yêu.

"Chuyến đi ấy nặng nề lắm", trưởng tàu nhớ lại cảm giác khi con tàu đi vào vùng dịch. Ngày thường tàu có thêm một nữ phiên dịch tiếng Trung, nay chỉ có bốn người đàn ông. Trên quãng đường 10 km từ ga Lào Cai đến ga Sơn Yêu, họ không nói với nhau câu nào. Người tập trung điều khiển bánh lái, người ngó ra nhìn đường phố.

Qua ô cửa sổ, Khổng Minh, lái phụ 28 tuổi không còn trông thấy từng đoàn xe bốc xếp hàng hoá lên xuống ở khu vực cửa khẩu nữa. Những người xuất hiện trên đường chủ yếu là lực lượng chống dịch. Cách một đoạn, cậu nhìn thấy dân quân đeo băng đỏ trên cánh tay đo thân nhiệt cho người qua lại chốt kiểm soát. Chàng trai quê Tản Hồng (Ba Vì, Hà Nội) là người trẻ nhất, chưa vợ trong đội tàu liên vận. Ông bác của Minh mê Tam quốc diễn nghĩa đã nên đặt tên đứa cháu trùng tên với một nhân vật lịch sử của Trung Quốc, khiến người bên đó tò mò, thường hỏi han thêm vài câu lúc Minh xưng danh.

Từ lúc bước chân xuống tàu đến khi làm xong thủ tục xuất nhập cảnh hàng hoá, bốn người đàn ông trải qua ba vòng kiểm tra thân nhiệt của phía Trung Quốc. Chuyến tàu bình thường kéo dài ba tiếng nay tăng lên bốn tiếng. Buổi chiều, đội tàu quay trở về Việt Nam với những toa xe chở đầy phân bón, hoá chất.

Khổng Minh, lái phụ trẻ nhất kíp tàu trong khu vực cách ly. Ảnh: Giang Huy.

Khổng Minh, lái phụ trẻ nhất kíp tàu trong khu vực cách ly. Ảnh: Giang Huy.

Công việc giao nhận hàng hoá thường kết thúc lúc 16h, kíp tàu tự động vào trong khu cách ly phía sau nhà ga. Hai người một phòng, họ tự nấu nướng cơm chiều và không được đi quá tấm biển "Khu vực cách ly không phận sự miễn vào". Sau nửa tháng chạy tàu, cả kíp sẽ được nghỉ cách ly thêm 14 ngày để theo dõi sức khoẻ. Một đội khác thay thế vào, quay vòng để hàng hoá thông suốt giữa hai bên. Phương tiện giải trí của những người đàn ông là chiếc tivi để nghe các bản tin về Covid – 19 và chiếc smartphone gọi điện nói chuyện với gia đình mỗi tối.

Nửa tháng nay, lái tàu Lê Hùng Cường chỉ được nhìn thấy vợ và cô con gái bốn tuổi qua màn hình điện thoại, dù chỉ cách nhà vài km. Đêm Valentine, hai vợ chồng tâm sự với nhau cả tiếng đồng hồ. Nếu không nhận chạy tàu, vợ chồng anh sẽ đèo nhau đi ăn đồ nướng và ngồi cà phê ở ven sông. Cường chọn đi những chuyến đầu tiên vì là người trẻ nhất trong số 5 lái tầu ở trạm đầu máy. Vì quyết định đó, anh bị vợ giận mất một ngày. Nhưng rồi trước khi chồng đi, cô vẫn nhét đầy mì tôm, xúc xích, thịt hộp vào túi cho anh.

Sau hai tuần hoạt động trở lại, kíp tàu đã vận chuyển tổng cộng khoảng 28.000 tấn hàng thông quan thuận lợi qua lại biên giới. Từ ngày 22/2, cả bốn người đã được nghỉ cách ly tại chỗ thêm 14 ngày. Một kíp mới 6 người thay thế vị trí của họ. Đoàn tàu cũng nối thêm toa để tăng khối lượng vận chuyển hàng Dịch thuật miền trung tại Quảng Ngãi Blog hoá.

Niềm vui lớn nhất với trưởng tàu Đỗ Quang Trung là tháng này sẽ đem về cho vợ nhiều tiền hơn 6,5 triệu đồng lương hàng tháng. Cộng các khoản hỗ trợ tiền ăn trong những ngày chạy tàu và một tháng lương cơ bản nhân hệ số, tổng cộng hơn chục triệu đồng. Đó là số tiền lớn nhất ông nhận được trong gần ba mươi năm gia nhập ngành đường sắt.

Hoàng Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét