Sau bài viết 'Nhân viên nhảy việc, lỗi đầu là do sếp' , độc giả Thánh Tuệ nêu hai yếu tố sau ở người quản lý để nhân viên làm việc trung thành:
Một là, công bằng đi cùng năng lực
Bạn tôi làm cho cho công ty con về lập trình của một nhà máy ở Hà Tĩnh. Vì lý do công việc chỉ có quanh quẩn ở nhà kho, muốn đổi mới không khí nên cậu ấy ra Hà Trung tâm dịch thuật Nội. Lần đầu phỏng vấn vào một chương trình đào tạo nhân viên mới của một công ty ở Hà Nội, tuy gọi từ Hà Tĩnh ra với mức lương 7 triệu đồng, nhưng lúc ký hợp đồng bị đổi đồng loạt thành 5 triệu.
Học xong chương trình đào tạo, đi phỏng vấn vào vị trí thì khi nhà tuyển dụng hỏi mức lương cũ ở công ty cũ là bao nhiêu, vì trả lời thật 10 triệu đồng đã bị nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên có yêu cầu lương quá cao. Cậu ấy sang một công ty của Nhật, rút kinh nghiệm chỉ nói mức lương 7 triệu, nhưng nhà tuyển dụng Nhật ở Hà Nội đã trả 9.5 triệu cùng nhiều hứa hẹn tương lai tươi sáng.
Hai là, sếp không nên hứa chỉ nên làm, nhỡ hứa thì phải có giải thích và hành động
Việc quá bay bổng trên bàn nhậu, hay vì một phút hào hứng nào đó nhất thời... mà sếp đưa ra bất kỳ ý định nào, lời hứa nào đều có thể dẫn tới tai họa. Hy vọng càng nhiều, thất vọng sẽ càng cao, lúc vỡ mộng nhân viên sẽ bỏ đi.
Từng đi làm cho công ty, cũng từng vì một chút ân tình mà trở thành nhân vật chủ chốt, nỗ lực rất nhiều. Nhưng sau khi chờ đợi lời hứa hao mòn hơn 8 tháng (sếp nói lương tăng từ 6 lên 8 triệu còn làm chẳng xong) từ ngày sếp nói sẽ tăng lương nhưng không có động tĩnh gì thêm tôi đã bỏ đi, dù sếp sau đó tiếp tục "hứa nổ" sẽ cho đi "Singapore, Nhật Bản... kèm tăng lương và trở thành nhân viên chủ lực.
Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét